Làm Sao Để Xây Dựng Mối Quan Hệ Tích Cực Với Con Cái?

Ngày đăng: 23/05/2022

Mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và con cái rất quan trọng. Trẻ em học hỏi và phát triển tốt nhất khi được nhận tình cảm yêu thương chân thành, lành mạnh từ gia đình, nhất là cha mẹ. Điều này giúp trẻ hiểu về thế giới xung quanh, môi trường có an toàn hay không, mình có được yêu thương hay không, chuyện gì xảy ra khi mình khóc hay làm nũng… Bạn có thể xây dựng mối quan hệ tích cực với con thông qua các cách sau:

Luôn quan sát và tìm cách hiểu con

Luôn quan sát để nhận ra và hiểu những khó khăn của con sẽ giúp xây dựng mối quan hệ vững chắc giữa bạn và con. Một số việc bạn có thể làm để hiểu con bạn hơn:

  • Chấp nhận rằng bạn không thể luôn chỉ dẫn con mình mà hãy để trẻ tự suy nghĩ. Trẻ tưởng tượng những khối đồ chơi là người thật không có gì sai cả, không cần phải luôn khắt khe về việc sử dụng đồ đúng cách.
  • Quan sát và khuyến khích việc con bạn đang làm mà không kèm theo sự phán xét. Ví dụ như, bạn có thể hỏi con “Những khối xanh này là chủ cửa hàng à? Và những khối đỏ đang đi chợ à?”
  • Lắng nghe con và cố gắng hiểu cảm xúc thật của trẻ. Ví dụ như khi trẻ kể huyên thuyên một câu chuyện thật dài về việc xảy ra ở trường, có thể trẻ đang muốn biểu đạt sự yêu thích với cô giáo mới hoặc chỉ đơn giản rằng trẻ đang vui.
  • Dừng lại và nghĩ kĩ về những ẩn ý trẻ đang cố thể hiện với bạn qua hành vi của trẻ. Nếu đứa con tuổi teen của bạn cứ lảng vảng ở bếp mặc dù không có gì để nói thì có thể trẻ chỉ đang muốn được gần gũi với bạn. Bạn có thể ôm trẻ hoặc để con giúp làm cơm mà không cần nói chuyện nhiều.

Cho trẻ có cơ hội chủ động

Ví dụ như:

  • Bạn hãy để trẻ tự chơi và chỉ quan sát hoặc đáp lại hành động của trẻ. Việc này tốt cho trẻ nhỏ.
  • Ủng hộ các ý tưởng của con bạn. Nếu đứa con lớn muốn tự tổ chức bữa ăn cho gia đình thì tại sao lại không chứ?
  • Bạn có thể tìm hiểu về suy nghĩ và cảm xúc của con bạn bằng cách trao đổi ý kiến giữa hai người, ngay cả khi quan điểm của trẻ khác với bạn.

Dành nhiều thời gian hơn để xây dựng mối quan hệ tích cực với trẻ

Cha mẹ dạy con nấu ăn

Thời gian riêng tư giữa cha mẹ và con cái giúp bạn và trẻ hiểu nhau hơn. Bạn có thể chia sẻ kinh nghiệm, suy nghĩ và những thay đổi trong cuộc sống của mình với trẻ, từ đó xây dựng lòng tin và mối quan hệ vững chắc hơn. Những thời gian riêng tư này có thể xảy ra ở bất cứ đâu. Ví dụ như khi bạn tắm cho trẻ và cười đùa cùng con hay nói chuyện phiếm khi cùng đi dạo phố.

Những khoảnh khắc này là cơ hội để bạn và trẻ mở lòng với nhau, cùng nhau chia sẻ niềm vui hay những tiếp xúc thân mật. Bạn hãy cất đi điện thoại và những phiền phức nhỏ nhặt của cuộc sống và dành thời gian cho con để trẻ hiểu được tình cảm chân thành của bạn. Trong cuộc sống gia đình không tránh khỏi những khi bạn không có thời gian cho con, vậy nên bạn càng cần phải quý trọng những khoảnh khắc nhỏ nhoi đáng quý ấy.

Cách để xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng cho một quan hệ gia đình hài hoà tích cực

Sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau rất quan trọng để xây dựng một gia đình hài hoà tích cực. Khi còn bé, trẻ phụ thuộc vào cha mẹ để được thoả mãn nhu cầu về cả thể xác và tinh thần, sự bảo hộ của bạn giúp trẻ tự tin khám phá thế giới. Khi trẻ dần lớn lên, sự tôn trọng và tin tưởng sẽ được xây dựng từ cả hai phía. Bạn có thể thúc đẩy mối quan hệ hài hoà bằng các cách sau:

  • Luôn sẵn sàng giúp đỡ khi con cần. Dù là đi theo đỡ trẻ ngã khi bước những bước đầu đời hay đón trẻ sau một ngày học hành vất vả trên trường, hãy để con thấy bạn luôn ở đó giúp đỡ khi cần.
  • Luôn nói là làm, hãy để trẻ biết trẻ có thể tin tưởng bạn. Nếu bạn đã hứa sẽ tham gia vào hoạt động của trường thì hãy cố gắng có mặt bằng bất cứ giá nào.
  • Thấu hiểu con bạn và quý trọng con người thật của trẻ. Nếu con bạn thích bóng đá, hãy khuyến khích trẻ và tìm hiểu những cầu thủ giỏi mà con thích. Hãy tôn trọng sở thích của trẻ, cho con biết mình có thể chia sẻ niềm đam mê với bạn.
  • Hãy lắng nghe kỹ ý kiến của con mà không có những nhận xét phiến diện ngay cả khi trẻ không cùng quan điểm với bạn. Điều này cho trẻ biết rằng bạn sẽ luôn sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ với những vấn đề khó xử.
  • Chấp nhận sự thay đổi trong mối quan hệ giữa bạn và con trong quá trình trẻ trưởng thành, cùng sự thay đổi trong nhận thức và suy nghĩ của trẻ. Ví dụ như đứa con tuổi teen của bạn có thể không còn thích bạn đưa đón khi đi chơi với bạn bè như lúc còn bé nữa.
  • Hãy lập ra những quy tắc bất thành văn cho cả gia đình, thật rõ ràng và công bằng để trẻ hiểu được thái độ của bạn sẽ luôn nhất quán.

Nguồn: raisingchildren.net.au

Tin liên quan

Có nên dùng dung dịch vệ sinh cho bé gái?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Vệ sinh vùng kín là một thói quen vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ và kể cả những bé gái nhỏ tuổi. […]

Đọc thêm
Bạn Có Đang Kiểm Soát Con Quá Mức Hay Không?

Trở thành cha mẹ là một cột mốc lớn trong đời người, có con sẽ mang lại những thay đổi không hoàn tác được trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ dành rất nhiều thời gian và năng lượng để chăm sóc con cái. Nhưng nếu sự chăm sóc đó trở nên thái quá, bạn […]

Đọc thêm
Đồng Cảm Và Thông Cảm Khác Nhau Như Thế Nào?

Bố mẹ nào cũng muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp để trẻ có thể hoàn thiện bản thân và trưởng thành. Vốn dĩ bố mẹ không thể thay đổi tính cách của trẻ, nhưng lại có thể nuôi dưỡng cảm xúc để dạy trẻ đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc […]

Đọc thêm
12 Điểm Khác Nhau Giữa Vận Động Tinh Và Vận Động Thô

Những người làm việc trong ngành giáo dục trẻ em và rất nhiều bố mẹ hẳn là đã nhận thấy điểm khác biệt chính giữa vận động thô và vận động tinh. Nhưng bạn có biết rằng có rất nhiều điểm khác biệt khác nữa không? Biết được những điểm khác biệt này sẽ giúp […]

Đọc thêm
Tại Sao Trẻ Lại Sợ Bóng Tối? 11 Điều Bố Mẹ Nên Biết

Halloween sắp đến rồi, rất nhiều trẻ đang phấn khích vì có thể diện đồ hóa trang và đi xin kẹo. Nhưng Halloween cũng có thể trở nên đáng sợ bởi vì những trang trí rùng rợn, âm thanh lạ lùng và những thứ “di chuyển trong bóng tối”. Bạn đã bao giờ tự hỏi […]

Đọc thêm
Tại Sao La Mắng Không Có Tác Dụng Với Trẻ?

Nhiều bậc phụ huynh dành cả tấn thời gian để dạy bảo trẻ về sự quan trọng của tính trách nhiệm, nhưng lại không có tác dụng gì cả. Ăn mắng xong rồi trẻ vẫn cứ không dọn phòng, không rửa bát, không làm bài tập, hay không làm lành với anh chị em trong […]

Đọc thêm
Nên Làm Gì Khi Con Bạn Luôn Đổ Lỗi Cho Người Khác?

Một bộ phận thanh thiếu niên có thói quen đóng vai nạn nhân khi muốn trốn tránh trách nhiệm. Khi trẻ nói “Mẹ không hiểu con gì cả“, trẻ đang cố ý đặt mình vào vai trò người bị hại, bị hiểu lầm, hoặc là “Cô xấu tính quá, đì con, con không muốn làm […]

Đọc thêm
Mẹo Đảm Bảo Khắc Phục Tình Trạng Biếng Ăn Ở Trẻ Nhỏ

Việc ăn uống của con luôn là lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ. Trẻ kén ăn, biếng ăn hay ăn rất ít là việc thường xuyên làm bố mẹ đau đầu. Dưới đây là một số mẹo rất hay để giúp khắc phục tình trạng này. Một số nguyên nhân trẻ biếng […]

Đọc thêm
Hướng Dẫn Làm Lồng Đèn Thỏ Và Hổ Trung Thu 2022 (Siêu Đơn Giản)

Hướng dẫn làm lồng đèn con hổ: Bước 1: Gắn giấy làm đèn lồng vào hình đầu hổ vào các lỗ tương ứng (giấy ở mặt trong). Bước 2: Lắp vòng bao quanh theo số và gắn vào đầu hổ ở các lỗ tương ứng. Bước 3: Dán các hình dán mắt, mũi, miệng lên […]

Đọc thêm
Hướng dẫn chơi Carrom 10 in 1

Hướng dẫn trò chơi Chiến đấu giành lãnh thổ (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Lãnh chúa biển khơi (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Bắn cung qua tường (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Phù thủy tranh đấu (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Đua thuyền trên băng (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Chiến tranh […]

Đọc thêm
Liên hệ với chúng tôi!