Khơi Gợi Niềm Yêu Thích Khoa Học Cho Trẻ

Ngày đăng: 15/03/2022

Khi nhắc đến khoa học, mọi người thường nghĩ đến phòng thí nghiệm, cốc đong, ống nghiệm, dung dịch… nhưng khoa học rộng lớn hơn thế nhiều. Khoa học là quá trình tìm tòi, quan sát, suy luận và thử nghiệm – những thứ mà trẻ làm hàng ngày! Chơi những trò chơi khoa học có thể nuôi dưỡng tư duy khoa học cho trẻ ngay từ khi còn bé. Khuyến khích chơi những trò chơi khoa học như thí nghiệm đơn giản, lên kế hoạch hoạt động, chơi tự do… có rất nhiều cách để nhen nhóm niềm yêu thích khoa học của trẻ.

Thực hành thí nghiệm đơn giản

Những thí nghiệm khoa học không nhất thiết phải phức tạp mà có thể đơn giản như trộn màu vẽ hay đổ nước qua lại giữa các bình. Nấu ăn cũng là một việc thú vị để giới thiệu cho trẻ về khoa học, nhưng hãy nhớ đảm bảo an toàn nhé.

Trò chơi tự do là trò chơi khoa học

Khi trẻ được tiếp xúc càng nhiều đồ chơi trong khoảng thời gian chơi tự do, trẻ sẽ quyết định chơi cái nào và bằng cách nào, thường thì như vậy trẻ sẽ được tự trải nghiệm và tự giải quyết vấn đề. Chơi tự do có thể là chơi một mình, chơi với bố mẹ hoặc với những đứa trẻ khác. Hãy để trẻ tự quyết định, bạn có thể sẽ ngạc nhiên với những gì trẻ nghĩ ra đấy!

Cung cấp nhiều loại đồ chơi và vật dụng khác nhau

Khoa học sử dụng rất nhiều đồ vật và dụng cụ bằng nhiều cách khác nhau để tạo ra điều mới. Cung cấp cho trẻ nhiều loại đồ chơi (hình khối, xe đồ chơi, tranh ghép hình,…), nguyên liệu (giấy, hạt cườm, nước,…) và vật dụng hàng ngày (hộp chứa thức ăn, thùng các tông, đèn pin,…) để khuyến khích trẻ trải nghiệm, quan sát và giải quyết vấn đề. Bạn có thể thay đổi đồ chơi và vật dụng định kỳ để tạo sự mới mẻ cho trẻ.

Đừng ngại việc bị bẩn

Nhiều trẻ nghịch ngợm thích dính bẩn, điều này có thể khơi gợi ra nhiều khám phá khoa học thú vị.Đừng ngại phải dọn dẹp, để cho trẻ chơi đùa với màu vẽ không độc hại, nghịch nước, hay đào bùn đất (tất nhiên là dưới sự giám sát của bố mẹ). Cho trẻ làm vườn như trồng một cây nhỏ cũng là hoạt động khoa học đáng kể đấy! Dính bẩn một chút không chỉ để trẻ khám phá điều mới mà còn tăng sức đề kháng khi tiếp xúc với các đồ vật, nguyên liệu khác nhau. 

Hãy chơi cùng trẻ

Chơi cùng trẻ, tương tác nhiều hơn để giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp và có thể suy nghĩ những thứ mà trẻ không thể tự mình nghĩ ra được. Bạn có thể vừa chơi vừa đặt câu hỏi cho trẻ, để khiến trẻ suy nghĩ sâu hơn và phát triển tư duy khoa học.

Đến địa điểm mới

Càng có nhiều trải nghiệm, trẻ càng nhìn, nghe, nếm, ngửi và tiếp xúc được nhiều hơn. Đi vòng quanh khu phố, đến thư viện, hay dạo chơi ở công viên đều có thể làm tăng thêm trải nghiệm cho trẻ. Bằng cách áp dụng những mẹo này, bạn có thể tạo hứng thú và tò mò về khoa học cho trẻ, tạo nền tảng cho các khám phá và thử nghiệm phức tạp hơn khi trẻ lớn!

Nguồn: Baby Sparks

 

Tin liên quan

Có nên dùng dung dịch vệ sinh cho bé gái?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Vệ sinh vùng kín là một thói quen vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ và kể cả những bé gái nhỏ tuổi. […]

Đọc thêm
Bạn Có Đang Kiểm Soát Con Quá Mức Hay Không?

Trở thành cha mẹ là một cột mốc lớn trong đời người, có con sẽ mang lại những thay đổi không hoàn tác được trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ dành rất nhiều thời gian và năng lượng để chăm sóc con cái. Nhưng nếu sự chăm sóc đó trở nên thái quá, bạn […]

Đọc thêm
Đồng Cảm Và Thông Cảm Khác Nhau Như Thế Nào?

Bố mẹ nào cũng muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp để trẻ có thể hoàn thiện bản thân và trưởng thành. Vốn dĩ bố mẹ không thể thay đổi tính cách của trẻ, nhưng lại có thể nuôi dưỡng cảm xúc để dạy trẻ đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc […]

Đọc thêm
12 Điểm Khác Nhau Giữa Vận Động Tinh Và Vận Động Thô

Những người làm việc trong ngành giáo dục trẻ em và rất nhiều bố mẹ hẳn là đã nhận thấy điểm khác biệt chính giữa vận động thô và vận động tinh. Nhưng bạn có biết rằng có rất nhiều điểm khác biệt khác nữa không? Biết được những điểm khác biệt này sẽ giúp […]

Đọc thêm
Tại Sao Trẻ Lại Sợ Bóng Tối? 11 Điều Bố Mẹ Nên Biết

Halloween sắp đến rồi, rất nhiều trẻ đang phấn khích vì có thể diện đồ hóa trang và đi xin kẹo. Nhưng Halloween cũng có thể trở nên đáng sợ bởi vì những trang trí rùng rợn, âm thanh lạ lùng và những thứ “di chuyển trong bóng tối”. Bạn đã bao giờ tự hỏi […]

Đọc thêm
Tại Sao La Mắng Không Có Tác Dụng Với Trẻ?

Nhiều bậc phụ huynh dành cả tấn thời gian để dạy bảo trẻ về sự quan trọng của tính trách nhiệm, nhưng lại không có tác dụng gì cả. Ăn mắng xong rồi trẻ vẫn cứ không dọn phòng, không rửa bát, không làm bài tập, hay không làm lành với anh chị em trong […]

Đọc thêm
Nên Làm Gì Khi Con Bạn Luôn Đổ Lỗi Cho Người Khác?

Một bộ phận thanh thiếu niên có thói quen đóng vai nạn nhân khi muốn trốn tránh trách nhiệm. Khi trẻ nói “Mẹ không hiểu con gì cả“, trẻ đang cố ý đặt mình vào vai trò người bị hại, bị hiểu lầm, hoặc là “Cô xấu tính quá, đì con, con không muốn làm […]

Đọc thêm
Mẹo Đảm Bảo Khắc Phục Tình Trạng Biếng Ăn Ở Trẻ Nhỏ

Việc ăn uống của con luôn là lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ. Trẻ kén ăn, biếng ăn hay ăn rất ít là việc thường xuyên làm bố mẹ đau đầu. Dưới đây là một số mẹo rất hay để giúp khắc phục tình trạng này. Một số nguyên nhân trẻ biếng […]

Đọc thêm
Hướng Dẫn Làm Lồng Đèn Thỏ Và Hổ Trung Thu 2022 (Siêu Đơn Giản)

Hướng dẫn làm lồng đèn con hổ: Bước 1: Gắn giấy làm đèn lồng vào hình đầu hổ vào các lỗ tương ứng (giấy ở mặt trong). Bước 2: Lắp vòng bao quanh theo số và gắn vào đầu hổ ở các lỗ tương ứng. Bước 3: Dán các hình dán mắt, mũi, miệng lên […]

Đọc thêm
Hướng dẫn chơi Carrom 10 in 1

Hướng dẫn trò chơi Chiến đấu giành lãnh thổ (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Lãnh chúa biển khơi (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Bắn cung qua tường (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Phù thủy tranh đấu (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Đua thuyền trên băng (Carrom 10in1) Hướng dẫn trò chơi Chiến tranh […]

Đọc thêm

gợi ý cho bạn

Liên hệ với chúng tôi!