7 Cách Dạy Con Có Trách Nhiệm

Ngày đăng: 09/06/2022

Tính trách nhiệm không phải là thứ sinh ra đã có, mà hình thành trong quá trình một con người lớn lên, học hỏi và được dạy dỗ.

Như vậy, hiển nhiên là từ đầu trẻ không có tính trách nhiệm mà chỉ hành động theo bản năng. Trẻ khóc vì đói, muốn thứ gì đó, hay trẻ vào nhà vệ sinh khi muốn đi vệ sinh, toàn bộ những điều đó đều là bản năng và nguyên nhân – kết quả, không hề có tính trách nhiệm.

Tính trách nhiệm không phải là bản năng, cũng không phải là điều gì thú vị. Đối với trẻ, trách nhiệm là tốn thời gian và nhàm chán. Kết quả là, trẻ luôn tìm kiếm niềm vui ở những nơi khác và tránh phải làm những điều nhàm chán như dọn phòng, gấp chăn gối, xếp sách gọn gàng, hay làm bài tập.

Hãy hiểu rằng để trẻ tập trung vào những việc trẻ không thấy vui thì cần rất nhiều tính kỷ luật và sự chín chắn. Để được như thế thì trẻ cần phải luyện tập và được bạn chỉ dẫn sát sao bởi vì bạn có trách nhiệm trong việc dạy dỗ trẻ nên người.

Dưới đây là 7 cách dạy trẻ có trách nhiệm và nuôi dưỡng trẻ trở thành một người lớn chín chắn và tự lập.

Dạy cho trẻ biết trách nhiệm là gì

Bạn nên dành thời gian trò chuyện với trẻ để nói cho trẻ hiểu được trách nhiệm là gì. Trách nhiệm giống như một lời hứa – là những việc bạn phải làm, những thứ nằm trong công việc của bạn, và những việc mà người khác trông cậy vào bạn. Vậy khi trẻ chơi đồ chơi, trách nhiệm của trẻ là cất nó trở lại chỗ cũ. Hoặc khi trẻ tự làm đồ ăn, trách nhiệm của trẻ là đặt chén dĩa bẩn vào bồn rửa chén.

Quan trọng hơn, bạn nên hướng dẫn kỹ càng để trẻ có thể hoàn thành được trách nhiệm của mình. Hướng dẫn và theo sát trẻ chứ không phải chỉ nói suông. Giống như những huấn luyện viên thể thao, họ không làm thay vận động viên nhưng luôn ở bên cạnh chỉ dẫn.

Bạn cũng không nên chỉ trích hay phê bình khi trẻ không nghe lời, việc này chỉ dẫn đến phản ứng ngược – trẻ dễ có xu hướng chống đối hơn mỗi khi bị mắng, bởi vì những tâm hồn non nớt vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của lời phê bình mà chỉ cảm thấy bị tổn thương.

Trách nhiệm là bắt buộc

Bố mẹ có thường hay quên dạy trẻ về trách nhiệm không? Phần lớn các bậc phụ huynh đều bảo trẻ phải rửa tay trước khi ăn, tự thay quần áo, hay tự dọn phòng, nhưng lại không nói rõ cho trẻ biết tại sao phải làm vậy và nếu không làm như vậy sẽ có hậu quả gì. Nói cách khác, bố mẹ không đặt trách nhiệm cho trẻ, đây là một sai lầm thường gặp. Trẻ phải hiểu được rằng trách nhiệm mang tính bắt buộc.

Bạn phải bắt trẻ chịu trách nhiệm nếu như không hoàn thành việc của mình – tức là trẻ phải nhận được hậu quả (ví dụ: nếu chưa học bài xong thì không được chơi điện thoại, nếu chưa dọn phòng xong thì không được ra ngoài chơi,…). Như vậy, trẻ sẽ học được cách tự giác hoàn thành việc của mình ở những lần sau.

Phần lớn bố mẹ không thực sự bắt trẻ chịu trách nhiệm hoặc chỉ nói miệng mà không theo dõi xem trẻ có chịu trách nhiệm hay không, điều này sẽ khiến trẻ càng ỷ lại hơn. Một khi trẻ nhận ra được những lời biện minh, “lý do lý trấu”, hay thậm chí là nói dối, có hiệu quả, thì trẻ sẽ có xu hướng sử dụng chúng nhiều hơn để tránh phải chịu hậu quả cho sự vô trách nhiệm của mình. Nếu bố mẹ nói một đằng làm một nẻo, trẻ sẽ có thể học theo việc đó nữa.

Vậy nên, việc dạy trẻ phải có trách nhiệm là rất quan trọng. Nếu trẻ không phối hợp, bạn phải giám sát trẻ kỹ càng để đưa chúng vào khuôn phép.

Hãy dạy trẻ có trách nhiệm từ sớm

Nếu được, hãy dạy trẻ có trách nhiệm cho những việc mình làm càng sớm càng tốt, ví dụ như bảo trẻ dọn dẹp đồ chơi trước khi đi ngủ. Nếu như trẻ khó tập trung vì vẫn còn nhỏ (thời gian tập trung của trẻ nhỏ rất ngắn), bạn hãy dọn cùng với trẻ, nhưng đừng dọn thay trẻ. Hãy để trẻ cùng làm, trẻ sẽ dần dần học được cách có trách nhiệm.

Bạn cũng nên dạy trẻ cách sử dụng đồng hồ báo thức từ sớm. Trẻ sẽ học được cách cài báo thức vào buổi tối và thức dậy tắt nó đi vào sáng hôm sau, việc này sẽ giúp trẻ nhận thức được phần nào mình là một cá nhân riêng biệt và mình phải làm gì cho cuộc sống của bản thân – bắt đầu từ những việc đơn giản nhất.

Sử dụng ngôn từ nêu rõ về trách nhiệm

Khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình, hãy khen trẻ những câu như:

  • Con làm tốt trách nhiệm của mình lắm.
  • Bố/mẹ rất trân trọng tính trách nhiệm của con.
  • Việc này là trách nhiệm của con, bố/mẹ rất vui vì con tự giác hoàn thành nó.
  • Vì con đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, bố/mẹ thưởng cho con nhé.
  • v.v.

Bạn càng nhấn mạnh thì trẻ sẽ càng có nhận thức sâu hơn về tính trách nhiệm. Trẻ phải hiểu được rằng bạn thưởng cho trẻ bởi vì trẻ đã làm tốt nhiệm vụ của mình, chứ không phải vì trẻ đáng yêu, dễ thương, hay bất kỳ lý do nào khác. Bạn khẳng định điều này càng sớm thì trẻ sẽ càng ghi nhớ nó dễ dàng hơn.

Hãy làm gương cho trẻ

Với tư cách là bố mẹ, bạn phải hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để làm gương cho trẻ. Trước khi đi làm, đi chợ, hay làm việc nhà, hãy nói cho trẻ biết rằng đó là trách nhiệm của bạn. Nếu muốn trẻ có trách nhiệm, việc đầu tiên là trở thành người bố người mẹ có trách nhiệm. Khi bạn nói với trẻ rằng bạn sẽ làm điều gì, thì đó chính là trách nhiệm của bạn. Vậy nên, đừng hứa những gì bạn không thể làm được, và khi bạn làm đúng trách nhiệm của mình, hãy chắc chắn rằng bạn cho trẻ biết điều đó.

Thưởng phạt tương ứng với tính trách nhiệm của trẻ

Trách nhiệm nên đi kèm với phần thưởng hoặc trách phạt để trẻ có thể ghi nhớ. Hãy khen thưởng mỗi khi trẻ làm xong bài tập, làm việc nhà, dọn dẹp phòng riêng sạch sẽ,… và ngược lại, trách phạt khi trẻ không hoàn thành việc của mình.

Bạn nên có thời gian thảo luận với trẻ về danh sách phần thưởng và trách phạt. Phần thưởng như thế nào mới có tính động viên? Trách phạt như thế nào mới có hiệu quả? Bạn có thể giảm thời gian chơi đồ điện tử (điện thoại, iPad, xem ti vi,…), không cho trẻ ra ngoài chơi với bạn bè trước khi làm xong việc, hay trẻ phải làm bù phần việc cho ngày hôm sau (ví dụ nếu hôm nay trẻ chưa dọn phòng xong, thì ngày mai trẻ phải tiếp tục dọn, cho đến khi nào xong thì thôi, dĩ nhiên là làm song song với các việc phải làm khác).

Còn về phần thưởng, không nhất thiết phải là mua thứ gì đó, hiện kim hay hiện vật, mà có thể là dắt trẻ đi dạo, đi chơi ở công viên, đi bơi,… miễn đó là hoạt động mà trẻ yêu thích. Đối với trẻ lớn hơn hoặc trong tuổi dậy thì, phần thưởng có thể là cho trẻ thức khuya hơn, đi chơi với bạn bè nhiều hơn, cho trẻ thêm không gian riêng để có thể tự do làm điều mình thích.

Nói với trẻ về tính trách nhiệm trong mỗi giai đoạn khác nhau

Khi bạn đã quyết định rằng sẽ dùng ngôn từ liên quan đến trách nhiệm nhiều hơn khi trò chuyện với trẻ, bạn nên nói rõ ràng cho trẻ biết. Bạn có thể nói rằng: “Kể từ bây giờ, bố/mẹ sẽ chỉ ra đâu là trách nhiệm của mỗi người, như vậy con có thể hiểu được trách nhiệm của bố/mẹ là gì và tại sao bố/mẹ muốn con hoàn thành trách nhiệm của mình.”

Hãy thảo luận và giải thích với trẻ tại sao tính trách nhiệm lại quan trọng để thành công trong cuộc sống, và những người không có trách nhiệm thường hay thất bại. Đối với người lớn, thành công có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng đối với trẻ thì có thể hiểu đơn giản rằng: không thành công chính là không thể mua đồ chơi mới, không được ra ngoài chơi, hay không được mua cho quần áo đẹp.

Nói cách khác, bạn phải giải thích được cho trẻ hiểu rằng tất cả những thứ bạn chu cấp cho trẻ bây giờ đều là trách nhiệm của bố mẹ trước khi trẻ trưởng thành. Khi trẻ lớn lên, trẻ phải tự làm được điều đó cho bản thân mình. Để có thể làm được điều đó, trẻ phải có tính trách nhiệm như bố mẹ hiện tại, và rằng nếu như bố mẹ không có trách nhiệm trong việc đi làm và chăm sóc gia đình, mọi thứ sẽ không tốt đẹp như bây giờ. Hãy dùng những từ ngữ đơn giản và thẳng thắn để giải thích tại sao tính trách nhiệm lại vô cùng quan trọng, và điều gì sẽ xảy ra nếu như trẻ hoàn thành hay không hoàn thành trách nhiệm của mình.

Kết luận

Có trách nhiệm là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ có thể học được từ bé. Khi trẻ lớn lên, trẻ sẽ dần hiểu sâu hơn về tính trách nhiệm và thành tựu. Không bao giờ là quá trễ để học hỏi, nếu trẻ chưa học được từ khi còn bé thì có thể học ngay khi bố mẹ đã sẵn sàng dạy cho trẻ.

Khi trẻ phát triển tính trách nhiệm, trẻ sẽ có thể tránh được nhiều cạm bẫy trong cuộc sống. Trẻ cũng có thể đối diện và xử lý những vấn đề bất ngờ tốt hơn khi lớn lên.

Hãy nghĩ xem, khi bạn còn nhỏ thì luôn phải nghe những lời như thế này: “Con chưa dọn giường kìa”, “Làm xong bài tập chưa?”, “Sao còn chưa quét nhà? Chưa rửa chén nữa?” ; rồi lúc trưởng thành thì bạn cũng phải nghe những lời tương tự: “Sao anh lái xe nhanh thế!”, “Trễ làm rồi kìa!”, “Anh chưa đón con à?”, “Trên đường về em không ghé vào mua đồ mà anh nhờ sao?”

Vài người cho rằng bạn nên hy vọng rằng trẻ có trách nhiệm, nhưng trên thực tế, bạn nên yêu cầu chúng, hay thậm chí là đòi hỏi chúng. Dạy dỗ, hướng dẫn kỹ càng để trẻ có thể học được tính trách nhiệm. Đây là một phần trong quá trình trưởng thành, và là yếu tố không thể thiếu để con bạn có thể sống tốt trong xã hội hiện đại đầy phức tạp này.

Nguồn: empoweringparents.com

Tin liên quan

Giải pháp của tự nhiên cho ô nhiễm nhựa: Sâu ăn nhựa!

Federica Bertocchini, nhà khoa học ở Đại học Cantabria (Tây Ban Nha) đã phát hiện khả năng ăn rác thải nhựa đáng kinh ngạc của sâu sáp khi đang chăm sóc tổ ong. Thông thường, những con sâu sáp được dùng làm mồi cho cá nhưng chúng cũng là loài gây hại ở tổ ong, […]

Đọc thêm
Tự làm dây đèn treo trang trí mùa Halloween

Halloween sắp đến rồi, nếu bạn còn chưa biết nên trang trí gì để đón ngày lễ hóa trang này thì video dưới đây sẽ gợi ý cho bạn!  Cực kỳ đơn giản và dễ dàng nhưng lại hợp lý vô cùng, nhỉ?

Đọc thêm
Quả bí ngô “siêu to khổng lồ” nặng hơn 1,2 tấn xác lập kỷ lục thế giới

Anh Travis Gienger đến từ thành phố Anoka, bang Minnesota, Mỹ, hôm 9/10 đã giành phần thắng trong cuộc thi Vô địch Cân nặng Bí ngô Thế giới lần thứ 50 diễn ra tại thành phố Half Moon Bay, bang California. Gienger mang tới cuộc thi quả bí ngô nặng hơn 1,2 tấn, có thể […]

Đọc thêm
Tự làm bức tranh tái hiện khung cảnh mùa mưa

Mùa mưa đến rồi, hẳn là các bé sẽ phải dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn. Chơi mãi một vài trò cũng chán, hay là hôm nay mình thử “vẽ” một bức tranh về mùa mưa nhé? Bằng những nguyên liệu vô cùng đơn giản và quen thuộc như bóng bay và đất […]

Đọc thêm
Cá mập đầu búa có khả năng nín thở để giữ ấm

Vào ngày 12/5/2023, cá mập đầu búa khiến giới khoa học bàng hoàng với đặc điểm tiến hóa vượt trội khi có thể đóng mang và nín thở đến 17 phút để lặn xuống độ sâu 2.500 feet (~762m), lạnh đến mức có thể bị đóng băng. Đoạn video vô tình ghi lại được khoảnh […]

Đọc thêm
Con gà sống thọ 21 tuổi được trao kỷ lục Guinness

Con gà có tên Peanut có tuổi thọ cao hơn gấp nhiều lần so với mức trung bình của một con gà thông thường. Con gà có biệt danh Peanut sống thọ hơn 21 tuổi (Ảnh: MR). Thông thường, gà có tuổi thọ trung bình từ 5 đến 8 năm, nhưng Peanut là một ngoại […]

Đọc thêm
Trung Thu Đến Rồi, Xem Phim Gì Đây?

Chắc hẳn ai cũng biết đến chị Hằng và Thỏ Ngọc ở cung trăng, nếu như bạn muốn xem một bộ phim vào dịp Trung Thu này, thì “Vươn tới cung trăng” là một sự lựa chọn tuyệt vời! Vươn tới cung trăng (tên gốc tiếng Anh: Over the Moon) là phim điện ảnh hoạt […]

Đọc thêm
Mỹ Cho Phép Bán Thịt Nuôi Cấy Trong Phòng Thí Nghiệm

Lần đầu tiên, các cơ quan quản lý của Mỹ đã cho phép bán thịt gà nuôi cấy trực tiếp từ tế bào động vật. Vậy là Mỹ đã trở thành quốc gia thứ hai trên thế giới (sau Singapore) cho phép bán thịt nuôi cấy trong phòng thí nghiệm cho người tiêu dùng. Bộ […]

Đọc thêm
Chú hươu cao cổ không đốm duy nhất trên thế giới

Hươu cao cổ cái chào đời tháng trước trong vườn thú Brights có bộ lông màu nâu đồng nhất và đang sống khỏe mạnh dưới sự chăm sóc của mẹ. Bộ lông của động vật trong thế giới tự nhiên có nhiều màu sắc và họa tiết khéo léo, giúp lẩn trốn hoặc tránh kẻ […]

Đọc thêm
Những Cây Cầu Kỳ Vĩ Nhất Thế Giới

Chúng ta sẽ cùng đi vòng quanh thế giới để tìm ra những cây cầu kỳ vĩ nhất thế giới nhé. Cầu Vasco da Gama, Bồ Đào Nha Với chiều dài hơn 16 kilômét bắc qua Sông Tagus, đây là một trong những cây cầu dài nhất châu Âu, nối liền các khu vực ở […]

Đọc thêm
Liên hệ với chúng tôi!