Đồ Chơi Mô Phỏng Là Gì – Tại Sao Ai Cũng Thích?
Ngày đăng: 11/03/2022Đồ chơi mô phỏng là các dụng cụ thực tế được làm theo kích thước vừa vặn với tay bé. Các dụng cụ này không chỉ giúp trẻ vui chơi mà còn mở ra cơ hội học tập và phát triển cho trẻ, từ đóng kịch, lập kế hoạch hay xây dựng, không hề có bất cứ giới hạn nào khi trẻ chơi với dụng cụ của mình.
Dưới đây là 6 kỹ năng mà trẻ có thể học được với đồ chơi mô phỏng:
Vận động tinh:
Sử dụng dụng cụ yêu cầu rất nhiều hoạt động cầm, nắm, vặn, và có thể là đập nếu như đó là búa! Trẻ sẽ được luyện tập cơ ngón tay, bàn tay và cổ tay, điều này sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh, hỗ trợ cho việc tập viết, tự chăm sóc và những công việc cần sử dụng tay sau này.
Vận động thị giác:
Khi dùng búa đồ chơi để đóng đinh, trẻ quan sát và theo dõi hành động đó, điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động thị giác và kết hợp tay – mắt. Rất nhiều dụng cụ khác có tác dụng tương tự như cờ lê hay tua vít. Trẻ cũng có thể học được cách sử dụng lực phù hợp khi vặn ốc vít hoặc đóng đinh.
Giao tiếp và ngôn ngữ:
Trẻ có thể học được từ mới thông qua việc chơi dụng cụ, cũng có thêm chủ đề để trò chuyện. Việc này nâng cao kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Bất cứ dụng cụ đồ chơi nào cũng có thể trở thành chủ đề mở đầu cuộc trò chuyện.
Phát triển nhận thức:
Trẻ có nhiều cơ hội để suy nghĩ và giải quyết vấn đề khi chơi với dụng cụ bằng cách sử dụng kỹ năng phán đoán để quyết định, ví dụ như sử dụng cờ lê to hay nhỏ hoặc chiếc ốc nào vừa với lỗ. Dụng cụ đồ chơi vô cùng phù hợp cho những trò khám phá, xây dựng và sửa chữa.
Cảm xúc xã hội:
Dụng cụ đồ chơi mô phỏng dụng cụ thật, giúp trẻ phát triển cảm xúc xã hội bằng cách chơi đóng vai. Khi đó, trẻ có thể khám phá ra sở thích, trí tưởng tượng và sức sáng tạo của mình. Trẻ cũng có thể biết tự kỷ luật khi học cách sử dụng dụng cụ an toàn, hoặc lúc học cách cư xử khi chơi trò đóng vai.
Tính độc lập:
Tính độc lập bắt đầu xuất hiện khi trẻ cảm thấy thoải mái với việc chơi một mình và có thể tự chăm sóc bản thân. Khi sử dụng dụng cụ có nhiều thử thách, nên trẻ có thể tự tin hơn khi thành thạo một dụng cụ. Trẻ sơ sinh có thể chơi với những dụng cụ nhỏ dễ cầm nắm, khi trẻ lớn hơn một chút, có thể cử động tay thuận lợi, thì có thể cho trẻ thử chơi với các loại dụng cụ khác nhau như cờ lê, thước đo, hay bộ khóa.
Theo: Baby Sparks