10 Mẹo Hiệu Quả Khi Đọc Sách Cho Trẻ

Ngày đăng: 29/03/2022

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đọc sách có rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Việc đọc sách nên bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay khi trẻ còn sơ sinh. Làm thế nào để đọc sách cho trẻ có hiệu quả? Dưới đây là 10 mẹo dành cho bạn!

Mẹ và con cùng nhau đọc sách.

1. Tiếp xúc thân mật:

Một lợi ích cực lớn của việc đọc sách là gắn kết bố mẹ với trẻ. Bế trẻ trên tay, để trẻ ngồi lên đùi, gần gũi với trẻ trong khi đọc sách sẽ gia tăng tình cảm gia đình nhanh hơn.

2. Tạo thói quen đọc sách:

Việc đọc sách hàng ngày vào một khung giờ nhất định sẽ tạo ra thói quen cho trẻ, xây dựng được nề nếp, và bước đầu xây dựng khả năng tập trung cho trẻ.

3. Chọn những quyển sách cứng: 

Trẻ nhỏ thường bỏ các đồ vật vào miệng và gặm như một cách khám phá thế giới, bao gồm cả sách. Trong quá trình phát triển kỹ năng vận động tinh, trẻ cũng sẽ hay ném đồ vật. Vì vậy, những quyển sách làm bằng vải, bìa cứng an toàn hay chất liệu đặc biệt dành cho trẻ em là một lựa chọn vô cùng phù hợp trong giai đoạn đầu đời.

4. Để cho trẻ tự chọn sách:

Cho dù bạn ở nhà hay ở thư viện, hãy để trẻ tự chọn sách để đọc, điều này giúp trẻ giữ được hứng thú và động lực đọc sách.

5. Đừng ngại việc tập trung quá nhiều vào một câu chuyện:

Trẻ sơ sinh có thể lắng nghe hết quyển sách bởi vì chúng đơn giản là yêu thích giọng nói của bạn và không thể ngắt lời. Thế nhưng, đối với trẻ lớn hơn một chút thì việc chen ngang khi bạn đang đọc sách là chuyện hết sức bình thường, như chỉ trỏ, bàn luận, đặt câu hỏi hay lật vài trang sách. Việc này hỗ trợ phát triển trí não cho trẻ.

6. Đừng ngại thời gian đọc sách quá ngắn:

Bạn đừng lo khi trẻ chỉ có hứng thú đọc sách trong một lát. Khi đã hình thành thói quen, khoảng thời gian tập trung của trẻ sẽ dần dần tăng lên.

7. Hãy kiên nhẫn với những yêu cầu lặp đi lặp lại của trẻ:

Thỉnh thoảng sau khi đọc xong, trẻ sẽ yêu cầu bạn đọc lại một lần nữa. Bạn có thể sẽ phải đọc một câu chuyện tận ba lần. Hãy kiên nhẫn và tiếp tục đọc, bởi vì đọc đi đọc lại câu chuyện yêu thích giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và ghi nhớ rất nhiều.

8. Hãy đọc diễn cảm:

Sử dụng nhiều tông giọng và ngữ điệu khác nhau để truyền tải câu chuyện không những tạo hứng thú cho trẻ, mà còn giúp trẻ học ngôn ngữ hình thể, phát triển cảm xúc và khả năng giao tiếp xã hội.

9. Giữ sách ở khu vui chơi của trẻ:

Ngoại trừ lúc bạn đọc sách cho trẻ, trẻ có thể hứng thú với sách ngay khi trẻ biết cầm, nắm và lật sách. Việc này giúp nuôi dưỡng niềm yêu thích sách với trẻ và hỗ trợ phát triển kỹ năng vận động tinh.

10. Thế còn sách điện tử thì sao?

Trung tâm phát triển trẻ em ở Đại học Harvard cho biết không có bất kỳ cơ sở khoa học nào cho việc sử dụng sách điện tử có thể mang lại lợi ích giáo dục cho trẻ nhỏ, bên cạnh đó, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo không nên cho trẻ dưới 18 tháng tiếp xúc với màn hình điện tử. Khi sử dụng sách điện tử, trẻ sẽ thiếu đi sự tương tác thân mật với bố mẹ và hạn chế trong luyện tập vận động tinh vì không cầm, ôm, hay lật sách. Việc đọc sách cùng nhau không những mang lại nhiều lợi ích mà còn là một trong những kỷ niệm tuyệt vời thời ấu thơ cho trẻ, cũng là kỷ niệm ngọt ngào của bố mẹ.

Hãy dành ra một chút thời gian mỗi ngày để đọc sách cho con bạn nhé!

Nguồn: BabySparks

Tin liên quan

Có nên dùng dung dịch vệ sinh cho bé gái?

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Phan Ngọc Hải – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng. Vệ sinh vùng kín là một thói quen vô cùng quan trọng đối với người phụ nữ và kể cả những bé gái nhỏ tuổi. […]

Đọc thêm
Bạn Có Đang Kiểm Soát Con Quá Mức Hay Không?

Trở thành cha mẹ là một cột mốc lớn trong đời người, có con sẽ mang lại những thay đổi không hoàn tác được trong cuộc sống. Các bậc cha mẹ dành rất nhiều thời gian và năng lượng để chăm sóc con cái. Nhưng nếu sự chăm sóc đó trở nên thái quá, bạn […]

Đọc thêm
Đồng Cảm Và Thông Cảm Khác Nhau Như Thế Nào?

Bố mẹ nào cũng muốn truyền tải những giá trị tốt đẹp để trẻ có thể hoàn thiện bản thân và trưởng thành. Vốn dĩ bố mẹ không thể thay đổi tính cách của trẻ, nhưng lại có thể nuôi dưỡng cảm xúc để dạy trẻ đưa ra những quyết định đúng đắn trong cuộc […]

Đọc thêm
12 Điểm Khác Nhau Giữa Vận Động Tinh Và Vận Động Thô

Những người làm việc trong ngành giáo dục trẻ em và rất nhiều bố mẹ hẳn là đã nhận thấy điểm khác biệt chính giữa vận động thô và vận động tinh. Nhưng bạn có biết rằng có rất nhiều điểm khác biệt khác nữa không? Biết được những điểm khác biệt này sẽ giúp […]

Đọc thêm
Tại Sao Trẻ Lại Sợ Bóng Tối? 11 Điều Bố Mẹ Nên Biết

Halloween sắp đến rồi, rất nhiều trẻ đang phấn khích vì có thể diện đồ hóa trang và đi xin kẹo. Nhưng Halloween cũng có thể trở nên đáng sợ bởi vì những trang trí rùng rợn, âm thanh lạ lùng và những thứ “di chuyển trong bóng tối”. Bạn đã bao giờ tự hỏi […]

Đọc thêm
Tại Sao La Mắng Không Có Tác Dụng Với Trẻ?

Nhiều bậc phụ huynh dành cả tấn thời gian để dạy bảo trẻ về sự quan trọng của tính trách nhiệm, nhưng lại không có tác dụng gì cả. Ăn mắng xong rồi trẻ vẫn cứ không dọn phòng, không rửa bát, không làm bài tập, hay không làm lành với anh chị em trong […]

Đọc thêm
DIY Xinh Xắn Từ Băng Keo Trong, Bạn Đã Biết Chưa?

Ngoại trừ dán ra thì bạn có biết băng keo trong còn được sử dụng để làm gì chưa? Thật ra băng keo trong còn có thể được làm thành những hình dán xinh đẹp nữa đó! Từ những hình ảnh có sẵn, bạn có thể sử dụng băng keo để biến hóa chúng thành […]

Đọc thêm
Nên Làm Gì Khi Con Bạn Luôn Đổ Lỗi Cho Người Khác?

Một bộ phận thanh thiếu niên có thói quen đóng vai nạn nhân khi muốn trốn tránh trách nhiệm. Khi trẻ nói “Mẹ không hiểu con gì cả“, trẻ đang cố ý đặt mình vào vai trò người bị hại, bị hiểu lầm, hoặc là “Cô xấu tính quá, đì con, con không muốn làm […]

Đọc thêm
Mẹo Đảm Bảo Khắc Phục Tình Trạng Biếng Ăn Ở Trẻ Nhỏ

Việc ăn uống của con luôn là lo lắng hàng đầu của các bậc cha mẹ. Trẻ kén ăn, biếng ăn hay ăn rất ít là việc thường xuyên làm bố mẹ đau đầu. Dưới đây là một số mẹo rất hay để giúp khắc phục tình trạng này. Một số nguyên nhân trẻ biếng […]

Đọc thêm
Hướng Dẫn Làm Lồng Đèn Thỏ Và Hổ Trung Thu 2022 (Siêu Đơn Giản)

Hướng dẫn làm lồng đèn con hổ: Bước 1: Gắn giấy làm đèn lồng vào hình đầu hổ vào các lỗ tương ứng (giấy ở mặt trong). Bước 2: Lắp vòng bao quanh theo số và gắn vào đầu hổ ở các lỗ tương ứng. Bước 3: Dán các hình dán mắt, mũi, miệng lên […]

Đọc thêm
Liên hệ với chúng tôi!