Đàn Voi Biến Mất
Ngày đăng: 23/03/2022Điều gì sẽ xảy ra khi voi rừng bị xóa sổ trong một hệ sinh thái?
Voi biến mất, nghĩa là cây cũng biến mất.
Đó là thông điệp của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí “Sinh thái và Quản lý Rừng” vào tháng 5 năm 2013 cho thấy hơn một chục loài cây phụ thuộc vào voi bị suy giảm thảm khốc về quần thể và sự phát triển của các cây con sau khi voi rừng gần như bị tuyệt chủng khỏi hệ sinh thái của chúng. Các cây ăn quả đều phân phối hạt giống nhờ voi rừng.
Các nhà khoa học đã thực hiện một nghiên cứu tại Vườn quốc gia Salonga ở Cộng hòa Dân chủ Congo, một khu vực có hơn 98% số voi rừng (Loxodonta cyclotis) đã bị giết bởi những kẻ săn trộm trong vài thập kỷ qua. Họ đánh giá những cây cần voi phát tán hạt và theo thời gian họ ngày càng lo lắng khi không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào về sự phát triển mới.
Voi rừng đóng vai trò quan trọng đối với những loại cây này, chúng ăn quả và mang hạt theo đi lang thang trên những vùng đất rộng lớn, rải hạt giống ra xa và rộng qua phân của chúng.
Trong một nghiên cứu khác trước đây, đã chỉ ra rằng hạt giống được làm mềm bằng axit trong dạ dày của voi có xu hướng nảy mầm với tốc độ nhanh hơn nhiều so với hạt không có. Mối quan hệ kép này cho phép cây ăn quả phát tán rộng rãi để đảm bảo sinh sản.
Một nghiên cứu khác tại Điểm nghiên cứu LuiKotale, nơi dữ liệu về cây thuốc được thu thập tích cực kể từ năm 2002, phát hiện ra rằng 18 loài cây phụ thuộc vào voi đã giảm năng suất; 14 loài trong số đó đã không tạo ra đủ cây mới để thay thế những cây cũ khi chúng chết đi, quá trình được gọi là tự thay thế.
Việc mất đi những loài cây này có thể gây ra những tác động sinh thái trên diện rộng. Diện tích rừng tự nhiên cũng theo đó bị thu hẹp lại. Và hệ quả của việc mất rừng là mất cân bằng sinh thái tự nhiên, biến đổi khí hậu, trái đất nóng lên, băng tan và lũ lụt, hạn hán…
Nguồn: Scientific American